Biến chủng mới XE là virus mang bộ gen kết hợp của 2 dòng phụ biến thể Omicron BA.1 và BA.2 (hay vẫn gọi là Omicron “tàng hình”).
Tổ chức y tế thế giới cho biết : tỷ lệ ca nhiễm cộng đồng sau khi xuất hiện biến chủng mới XE cao hơn 10% so với BA.2. Như vậy, biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn phiên bản gốc của Omicron 43%. Tuy nhiên, tổ chức y tế thế giới lưu ý cần có thêm nghiên cứu mới để xác nhận điều này.
Mặc dù đây là 2 dòng phụ của Omicron nhưng BA.2 lại được hình thành song song với BA.1 theo 2 hướng khác nhau chứ không phải BA.1 đột biến thành BA.2 như mọi người vẫn nghĩ. Ngoài ra còn có BA.3 (Tây Bắc Nam Phi), được phát hiện cùng lúc với BA.1 (Botswana) và BA.2 (Nam Phi) vào khoảng tháng 11/2021.
BA.3 cũng là dòng phụ hình thành do sự kết hợp các đột biến của BA.1 và BA.2, nhưng chỉ có cách kết hợp của 2 dòng phụ này ở biến thể XE (phát hiện từ 19/1/2022 tại Anh) mới được ghi nhận là dẫn tới tăng đáng kể tốc độ lây nhiễm (9,3% nhanh hơn BA.2).
Xu hướng kết hợp các dòng/biến thể SARS-CoV-2 đang xảy ra phổ biến do nhiều quốc gia đã nới lỏng các biện pháp phòng dịch, việc đi lại giữa các quốc gia đã dễ dàng hơn cho phép virus tiến hóa trong các điều kiện khác nhau dễ dàng bội nhiễm đồng thời ở cùng 1 vật chủ hơn và tái tổ hợp vật chất di truyền. Omicron chắc chắn không phải là biến thể “kết thúc đại dịch” như nhiều người vẫn nghĩ, tuy nhiên khả năng cao là những biến thể ưu thế tiếp theo sẽ ngày càng “lành” hơn nữa.
Hiện tượng tái tổ hợp virus xảy ra khi một người nhiễm hai biến chủng virus cùng một lúc, (Người bệnh đến một nơi đông đúc, lây nhiễm từ nhiều người bệnh khác – F0. Hai loại biến chủng xâm nhập vào cùng một tế bào. Khi tế bào sản sinh virus mới, vật liệu di truyền của chúng bị trộn lẫn, khả năng cao tạo ra biến chủng lai).
Hiện tượng SARS-CoV-2 tái tổ hợp không mới. Tuy nhiên hầu hết, quá trình này thường dẫn đến ngõ cụt, virus tự triệt tiêu bởi biến chủng có gene hỗn hợp không hoạt động tốt như các phiên bản trước đó.