Huyện Dầu Tiếng vừa tổ chức cuộc họp lấy ý kiến tư vấn, tham mưu về việc quy hoạch gần 8.000 hecta đất cao su để phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất và giao thông huyện Dầu Tiếng ( Bình Dương) đến năm 2030.
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, Dầu Tiếng dự kiến sẽ phát triển 8 Khu công nghiệp với tổng diện tích 7.057 hecta, và 12 Cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 910 hecta.
Về việc phân bổ khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Ông Nguyễn Phương Linh – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Dầu Tiếng cho biết : Huyện Dầu Tiếng sẽ thực hiện quy hoạch phát triển nhiều Khu công nghiệp và cụm công nghiệp phân bố đồng đều trên địa bàn các xã, thị trấn.
Dự kiến phân bổ 12 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện như sau:
+ Xã An Lập sẽ có 2 cụm công nghiệp.
+ Xã Định Hiệp sẽ có 3 cụm công nghiệp.
+ Xã Long Tân sẽ có 1 cụm công nghiệp.
+ Xã Thanh An sẽ có 4 cụm công nghiệp.
+ Xã Định An sẽ có 1 cụm công nghiệp.
+ Xã Minh Hòa sẽ có cụm công nghiệp.
huyện cũng kỳ vọng sẽ được UBND tỉnh Bình Dương thông qua chủ trương quy hoạch thành lập mới 8 Khu công nghiệp với tổng diện tích 7.057 hecta.
Dự kiến phân bố 8 khu công nghiệp của huyện.
+ Khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng và Khu công nghiệp Chế biến gỗ và Hệ thống kho vận chuyển Logistics tại xã Thanh Tuyền.
+ Khu công nghiệp Dầu Tiếng I và Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng tại xã Long Tân.
+ Khu công nghiệp Dầu Tiếng II tại xã An Lập.
+ Khu công nghiệp Dầu Tiếng III tại xã Định An.
+ Khu công nghiệp Dầu Tiếng IV tại xã Long Hòa.
+ Khu công nghiệp chế biến gỗ tại xã Định Hiệp.
Chủ trương phát triển công nghiệp của huyện.
Hiện tại huyện đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, góp phần giảm tải cho các Khu công nghiệp và cụm công nghiệp phía nam của tỉnh đang có dấu hiệu quá tải.
Huyện đang đặc biệt chú trọng vào các công trình đường giao thông đấu nối nội vùng và liên vùng giúp tăng khả năng lưu thông thuận tiện bằng các đường thủy và đường bộ. Trên bản đồ BĐQH sở hạ tầng của huyện, dễ dàng nhận thấy Dầu Tiếng đang đặt quyết tâm cao trong việc thúc đẩy phát triển nền KT -XH địa phương.
Trong những năm gần đây những con đường giao thông trọng điểm chạy qua địa bàn huyện đã được xây dựng, nâng cấp và mở rộng một cách bài bản. Huyện cũng đang tiếp tục đẩy mạnh giải phóng mặt bằng để sớm đưa vào thi công các tuyến đường đấu nối với Thị xã Bến Cát, Huyện Bàu Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Những tuyến đường này sau khi hoàn thiện, sẽ là cầu nối quan trọng thu hút các nhà đầu tư đến với Huyện Dầu Tiếng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương: kiến nghị huyện Dầu Tiếng có phương án nghiên cứu, đánh giá tổng quan tính khả thi phát triển công nghiệp; xác định rõ diện tích, quỹ đất quy hoạch phù hợp với nhu cầu và năng lực phát triển thực tế của địa phương.
Thêm vào đó, huyện cũng cần cân nhắc các yếu tố quyết định như cơ sở hạ tầng, thu hút nhà đầu tư và người lao động…; ưu tiên thu hút các mô hình kinh tế bền vững, hàm lượng công nghệ, chất xám cao kết hợp với gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Phó Giám đốc Sở KH -ĐT, Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh : đánh giá huyện Dầu Tiếng là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về quỹ đất. Để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện, Sở KH -ĐT ủng hộ việc quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện. Tuy nhiên, để việc quy hoạch, phát triển đồng bộ và hiệu quả, huyện cần xác định yếu tố đi đầu là quy hoạch xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng kết nối giao thông nội vùng và liên vùng. Ngoài ra, địa phương cũng cần có kế phát triển hệ thống nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp.
Đại diện Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết : Việc sớm quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp và cụm công nghiệp phù hợp với nhu cầu sẽ giúp huyện Dầu Tiếng có những bước tiến xa hơn trong việc phát triển KT – XH trong thời gian tới. Các địa phương phía bắc có quỹ đất rộng như Dầu Tiếng được các chuyên gia kinh tế đánh giá là giải pháp hiệu quả giúp giảm bớt áp lực cho các địa phương phía nam của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp nếu sớm hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.