Trang chủ Tin Tức Tiểu sử ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ Tướng Chính Phủ

Tiểu sử ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ Tướng Chính Phủ

77
0

Tiểu sử ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ Tướng Chính Phủ. Ông sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tiểu sử ông Vũ Đức Đam – Phó Thủ Tướng Chính Phủ

Giới thiệu về ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ Tướng Chính Phủ.

Tê khai sinh : Phạm Bình Minh.

Ngày sinh : Ngày 26 tháng 3 năm 1959 ( Năm nay 63 tuổi).

Quê quán : Xã Liên Minh – huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định.

Trình độ : Tốt nghiệp thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Trường Luật Quốc tế và Ngoại giao Fletcher.

Phụ thân : Ông Nguyễn Cơ Thạch ( Phạm Văn Cương).

Thân Mẫu: Bà Phan Thị Phúc.

Cư trú : Tại quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

Chức vụ : Phó Thủ Tướng Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sự nghiệp của tiểu sử Ông Phạm Bình Minh

Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao.

Năm 1981 : Chuyên viên Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao.

Năm 1982 : Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh.

Năm 1986 : Chuyên viên của Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao.

Năm 1991: Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao.

Năm 1999 : Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc.

Năm 2001 – 2003 : Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.

Năm 2003 : Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế.

Tháng 8 năm 2003: Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế.

Tháng 4 năm 2006 : UVDK Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.

Sự nghiệp của ông Phạm Bình Minh tại Bộ ngoại giao.

Tháng 9 năm 2006 : Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm.

Tháng 8 năm 2007 : Thứ trưởng Ngoại giao.

Tháng 11 năm 2007 : Thứ trưởng Thường trực.

Tháng 1 năm 2009 : UV chính thức BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.

Tháng 3 năm 2010 : Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam.

Tháng 1 năm 2011 :UV Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Tháng 8 năm 2011 : Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 11 năm 2013 : Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 1 năm 2016 : Ông được bầu vào BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được Trung ương bầu vào BCT.

Tháng 7 năm 2016 : Tái đắc cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (2016 – 2021).

Tháng 4 năm 2021 : Miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ (2016 – 2021).

Ông Phạm Bình Minh làm Phó Thủ Tướng.

Tháng 7 năm 2021: Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiêm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng trong Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tháng 9 năm 2021 : Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

Tháng 10 năm 2021 : Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.

Phó Thủ Tướng Thường trực Phạm Bình Minh
Phó Thủ Tướng Thường trực Phạm Bình Minh

Xét yêu cầu và thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo Bộ Nội vụ.

Các lĩnh vực công tác của Phó thủ tướng

+ Công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; cải cách tư pháp; Ngoại giao và quan hệ đối ngoại; Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài;

+ Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

+ Quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo; Công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam. Các vấn đề về nhân quyền.

+ Công tác dân tộc, tôn giáo; xóa đói giảm nghèo, những vấn đề thường xuyên về thi đua khen thưởng; Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Đặc xá; Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, UB Dân tộc, VPCP , Ngân hàng Chính sách xã hội.

+ Thay mặt TT. Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi TT. Chính phủ vắng mặt và được TT. Chính phủ ủy nhiệm và các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của TT. Chính phủ.

Tổng hợp bởi Tin60giay. net

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây